Vì sao khó thực hiện bóng đèn tiết kiệm năng lượng tại công sở
Giải pháp đơn giản
“Phải chăng là do giải pháp thực hiện TKĐ quá khó, đến nỗi các cán bộ bóng đèn nhân viên công sở không thực hiện được?”. Trước câu hỏi đó của chúng tôi, ông Phạm Huy Phong, Trưởng phòng Kỹ thuật Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TPHCM cho biết: “Việc thực hiện các giải pháp TKĐ rất đơn giản, không đòi hỏi nhiều công sức cũng như tiêu tốn nhiều thời gian của các cán bộ, nhân viên trong tòa nhà. Điều quan trọng là họ chỉ cần tập thói quen chỉ sử dụng điện khi cần thiết. Cụ thể, chỉ bật đèn tại những khu vực cần sử dụng chiếu sáng và ngược lại; mở rèm che để tận dụng ánh sáng tự nhiên thay cho bóng đèn; thường xuyên làm vệ sinh bóng đèn, chóa đèn để nâng cao hiệu suất ánh sáng; thay mới bóng đèn suy giảm độ sáng 30% bằng những loại bóng đèn TKĐ; luôn cài chế độ stand by cho hệ thống máy vi tính; tắt máy photocopy, quạt khi ra khỏi phòng; điều chỉnh máy lạnh từ 160C lên 22 – 250C; đóng kín các cửa tránh thất thoát hơi lạnh trong quá trình sử dụng máy lạnh; làm vệ sinh định kỳ cho các bộ phận trao đổi nhiệt của máy lạnh…”.
Trong thực tế, bóng CFLs sử dụng năng lượng ít hơn 2/3 lần so với bóng dây tóc. Giờ đây, người ta có thể sản xuất bóng CFLs với chất lượng tốt hơn, có độ sáng và màu sắc như các bóng đèn dây tóc truyền thống.
“Các cơ quan hành chính, sự nghiệp cũng có thể nâng cao hiệu quả sử dụng điện của mình bằng cách cải tạo hệ thống chiếu sáng, thay mới những bóng đèn không TKĐ bằng các bóng đèn TKĐ, các chụp, chóa đèn hiệu suất cao; lắp đặt hệ thống điều hòa không khí trung tâm; xây dựng tòa nhà mới phải chú ý đến vấn đề cách nhiệt, hạn chế sự xâm nhập của bức xạ mặt trời; lắp đặt dàn nóng máy lạnh phải tránh nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp, không thoáng gió, gió quẩn; lắp đặt đồng hồ đo điện năng cho hệ thống máy lạnh hoặc chiếu sáng để theo dõi mức điện năng tiêu thụ… Điều đáng nói là giải pháp thực hiện thì đơn giản nhưng để xây dựng tập quán, thói quen sử dụng hiệu quả năng lượng cho các cán bộ nhân viên công sở lại vô cùng khó”, ông Tôn Quang Trí, Phó Giám đốc Sở Công nghiệp nói.
Thay đổi ý thức sử dụng điện: quá khó!
Thay đổi ý thức sử dụng điện: quá khó!
Để chứng minh cho nhận định trên, ông Trí cho biết, trong 47 tòa nhà của các cơ quan đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước được kiểm tra, có đến 44 tòa nhà chưa thực hiện TKĐ, thậm chí chưa phổ biến quy chế TKĐ cho nhân viên. 3 cơ quan còn lại có phổ biến quy chế TKĐ nhưng lại chưa thực hiện. Anh Tuấn, cán bộ đoàn kiểm tra liên ngành cho biết, các lỗi vi phạm sử dụng điện phổ biến tại 47 cơ quan là thiết bị điện trong phòng hoạt động nhưng không có người làm việc; chiếu sáng phòng làm việc không hợp lý; không giảm 50% đèn chiếu sáng ở sân vườn, hành lang; sử dụng điều hòa nhiệt độ dưới 250C; sử dụng điều hòa không hợp lý; phòng làm việc nhỏ nhưng lắp đặt quá nhiều bóng đèn; chưa cắt giảm 10% lượng điện năng theo quy định… Điển hình như tại đơn vị Sở Giao thông Công chính, mặc dù ngay tại bảng thông báo có ghi khẩu hiệu yêu cầu toàn bộ công nhân viên thực hiện TKĐ nhưng qua kiểm tra cho thấy phần lớn phòng làm việc ở đây đều không chấp hành, chưa kể nhiều phòng cán bộ đã đi họp nhưng bóng điện, quạt và máy lạnh vẫn hoạt động bình thường. Tương tự, tình trạng này cũng diễn ra phổ biến tại Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn, Tòa án Nhân dân quận 3…
Lý giải thực trạng trên, nhiều cán bộ công sở cho rằng, để có thể quản lý điện năng sử dụng tại các công sở rất cần có cán bộ chuyên trách - có quyền hạn nhắc nhở, kiểm tra sử dụng TKĐ tại tất cả các phòng ban. Tuy nhiên, hiện nay gần như không có công sở nào có cán bộ chuyên trách vấn đề này nên việc thực hiện rất khó khăn. Trong khuôn khổ hợp tác dự án quản lý năng lượng hiệu quả giữa Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TPHCM và Cộng đồng các quốc gia nói tiếng Pháp (Francophonie), đoàn chuyên gia kỹ thuật Francophonie đã tổ chức nhiều lớp tập huấn về thực hiện quản lý sử dụng điện năng cho nhiều cán bộ, công nhân viên công sở trên địa bàn TPHCM. Nhưng một thực tế là các cán bộ đi học theo dạng cắt cử, không mang tính chuyên trách nên khi trở về công sở, chỉ có thể áp dụng cho phòng làm việc của mình chứ không thể áp dụng cho các phòng ban khác. Đó cũng là lý do tại sao tổ chức tập huấn quản lý năng lượng cho các cán bộ nhân viên thì nhiều nhưng hiệu quả ứng dụng lại rất kém.
Ông Trí cho biết thêm, trong thời gian tới, sở sẽ kiến nghị lên Chính phủ để có biện pháp xử phạt hành chính đối với các cơ quan, cá nhân vi phạm quy định TKĐ. Tuy nhiên, để Chỉ thị 19 thực hiện TKĐ của Chính phủ và Chỉ thị 15 của UBND TPHCM về chỉ tiêu cắt giảm ít nhất 10% lượng điện năng tiêu thụ so với cùng kỳ năm 2005 đi vào cuộc sống, nhất thiết phải có chế độ khen thưởng hoặc biện pháp chế tài xử phạt rõ ràng. Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đã kiến nghị Chính phủ cho áp dụng biện pháp mạnh. Nếu các công sở, cơ quan, doanh nghiệp nhà nước không thực hiện tiết giảm 10% điện năng sử dụng hàng tháng thì sẽ bị cắt bù trừ với mức tương đương vào tháng sau. Các điện lực chi nhánh hàng tháng sẽ theo dõi và báo cáo tình hình sử dụng điện tại đơn vị này. Trường hợp sử dụng vượt quá quy định, khách hàng có thể tự chủ động thực hiện tiết kiệm hoặc điện lực thực hiện cắt điện để bù trừ 10% sản lượng vào tháng sau.
Lý giải thực trạng trên, nhiều cán bộ công sở cho rằng, để có thể quản lý điện năng sử dụng tại các công sở rất cần có cán bộ chuyên trách - có quyền hạn nhắc nhở, kiểm tra sử dụng TKĐ tại tất cả các phòng ban. Tuy nhiên, hiện nay gần như không có công sở nào có cán bộ chuyên trách vấn đề này nên việc thực hiện rất khó khăn. Trong khuôn khổ hợp tác dự án quản lý năng lượng hiệu quả giữa Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TPHCM và Cộng đồng các quốc gia nói tiếng Pháp (Francophonie), đoàn chuyên gia kỹ thuật Francophonie đã tổ chức nhiều lớp tập huấn về thực hiện quản lý sử dụng điện năng cho nhiều cán bộ, công nhân viên công sở trên địa bàn TPHCM. Nhưng một thực tế là các cán bộ đi học theo dạng cắt cử, không mang tính chuyên trách nên khi trở về công sở, chỉ có thể áp dụng cho phòng làm việc của mình chứ không thể áp dụng cho các phòng ban khác. Đó cũng là lý do tại sao tổ chức tập huấn quản lý năng lượng cho các cán bộ nhân viên thì nhiều nhưng hiệu quả ứng dụng lại rất kém.
Ông Trí cho biết thêm, trong thời gian tới, sở sẽ kiến nghị lên Chính phủ để có biện pháp xử phạt hành chính đối với các cơ quan, cá nhân vi phạm quy định TKĐ. Tuy nhiên, để Chỉ thị 19 thực hiện TKĐ của Chính phủ và Chỉ thị 15 của UBND TPHCM về chỉ tiêu cắt giảm ít nhất 10% lượng điện năng tiêu thụ so với cùng kỳ năm 2005 đi vào cuộc sống, nhất thiết phải có chế độ khen thưởng hoặc biện pháp chế tài xử phạt rõ ràng. Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đã kiến nghị Chính phủ cho áp dụng biện pháp mạnh. Nếu các công sở, cơ quan, doanh nghiệp nhà nước không thực hiện tiết giảm 10% điện năng sử dụng hàng tháng thì sẽ bị cắt bù trừ với mức tương đương vào tháng sau. Các điện lực chi nhánh hàng tháng sẽ theo dõi và báo cáo tình hình sử dụng điện tại đơn vị này. Trường hợp sử dụng vượt quá quy định, khách hàng có thể tự chủ động thực hiện tiết kiệm hoặc điện lực thực hiện cắt điện để bù trừ 10% sản lượng vào tháng sau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét